In trang
14:06 - 26/06/2014
Chống thấm phòng tắm
Phòng tắm giữ vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần bạn tuy nó không phải là vị trí chủ đạo của ngôi nhà. Phòng tắm cũng là nơi có nguy cơ bị đọng nước nhiều nhất đặc biệt là trần nhà bị ảnh hưởng từ hơi nước quá nhiều sẽ dễ bị bong tróc. Dịch vụ chống thấm phòng tắm của chúng tôi sẽ nhanh chóng xử lý các vấn đề trên cho bạn bằng việc thay thế các vật liệu có tính năng chống thấm, chống ẩm, chịu nhiệt tốt.

Phòng tắm giữ vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần bạn tuy nó không phải là vị trí chủ đạo của ngôi nhà. Phòng tắm cũng là nơi có nguy cơ bị đọng nước nhiều nhất đặc biệt là trần nhà bị ảnh hưởng từ hơi nước quá nhiều sẽ dễ bị bong tróc. Dịch vụ chống thấm phòng tắm của chúng tôi sẽ nhanh chóng xử lý các vấn đề trên cho bạn bằng việc thay thế các vật liệu có tính năng chống thấm, chống ẩm, chịu nhiệt tốt.


Xét về lý thuyết thì chống thấm nhà vệ sinh, phòng tắm là loại chống thấm dễ làm nếu làm mới nhưng lại cực khó khi sửa chữa. Nguyên nhân là chỉ có một giải pháp để giải quyết triệt để vấn đề - bóc dỡ và chống thấm lại toàn bộ sàn. 90% các trường hợp gây thấm là do thấm qua chân tường, qua các chi tiết chạy xuyên sàn, lỗ thoát sàn, lỗ ống thoát xí bệt, giao tuyến các ống thoát ngầm dưới sàn và sàn hoặc tường, các chi tiết góc cạnh như trong gầm bồn tắm, hộp kỹ thuật.

Về vật liệu chống thấm cho phòng tắm:

  • Bám dính tốt trên nhiều loại vật liệu như: bê tông, vữa xây, nhựa đường, sắt thép, gỗ và các bề mặt đá hoặc đất nung
  • Với chống thấm dạng lỏng hoặc keo cần dẻo dai và đàn hồi sau khi khô
  • Chịu được áp lực nước thủy tĩnh
  • Có thể thi công trên bề mặt ẩm ướt
  • Trám bít tốt các vết nứt nhở
  • Có khả năng kháng axit, kháng kiềm, trơ với các phản ứng hóa học
  • Đặc biệt : vật liệu không gây độc, tuổi thọ lâu bền.

Về thi công chống thấm:

  • Tùy từng loại vật liệu áp dụng mà có thể thi công chống thấm trên bề mặt gồ ghề hoặc phẳng. Tuy nhiên nhất thiết bề mặt thi công phải sạch không bám dính tạp chất: dầu, vữa non, bụi bẩn…vv
  • Trám bít các khe, kẽ nứt bằng keo phủ, keo trám khe ( Cần xác định rõ các vết nứt. Chỉ có thợ lành nghề mới làm tốt khâu này )
  • Thi công theo đúng hướng dẫn và chỉ định của loại vật liệu:
  • Đối với chống thấm dạng màng : cần làm khô bề mặt chống thấm,
  • Dùng đèn khò, khò đều để lớp màng tan chảy và bám dính thật tốt.
  • Biên độ chồng mí giữa mỗi lần tiếp giáp là 5 cm
  • Đối với chống thấm dạng lỏng: Tất cả bề mặt sau khi vệ sinh sạch sẽ phải được phun ướt nước tạo độ ẩm sau đó dùng các dụng cụ như chổi to bản hay bàn chải dầy để quét tạo thành một lớp màng có khả năng co giãn và chống thấm hiệu quả.