In trang
16:06 - 26/06/2014
Chống thấm tường
Hiện tượng tường bị thấm dột, chân tường bị thấm mốc đang ngày càng trở thành phổ biến đối với các công trình không được xử lý chống thấm một cách chuyên nghiệp ngay từ đầu. Điều này đã gây nên nhiều phiền phức, cản trở việc sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình.
Hiện tượng tường bị thấm dột, chân tường bị thấm mốc đang ngày càng trở thành phổ biến đối với các công trình không được xử lý chống thấm một cách chuyên nghiệp ngay từ đầu. Điều này đã gây nên nhiều phiền phức, cản trở việc sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình. Bên cạnh đó, ẩm mốc do thấm dột gây nên cũng là nguyên nhân của một số bệnh về đường hô hấp ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Dưới đây chúng tôi xin nêu ra nguyên nhân, sự tác động và đề xuất một số phương án chống thấm tường có thể giải quyết triệt để tình trạng này.

Những vị trí thường gặp hiện tượng này:

  • Chân tường bên ngoài các khu vệ sinh, khu rửa chén bát...
  • Chân tường bên trong tầng hầm.
  • Chân tường kẹt giữa hai nhà có khoảng cách.
  • Chân tường nơi có nền đất ẩm.

Nguyên Nhân

Có nhiều nguyên nhân kếp hợp tạo nên hiện tượng này, nhưng ở đây chúng ta đi vào những nguyên nhân chủ yếu, Và chỉ khi chúng ta nắm được nguyên nhân, chúng ta mới có thể chọn phương án xử lý hiệu quả.

- Do bản chất của hồ vữa xi măng xốp, mền, nên tính hấp thụ nước tự nhiên cao, và cứ theo nguyên tắc “bấc đèn dầu”, hồ vữa hút nước và lan theo mạch lên trên, cho đến khi không thể hút lên được nữa, thông thường chúng làm ẩm chân tường khoảng 50cm đến 1mét, kể từ cốt nền ẩm, và lớp hồ vữa này càng cũ thì độ thấm càng mạnh.

- Do khi xây, người thợ xây cầm viên gạch theo chiều đứng, đắp vữa lên đầu viên gạch và gạt vữa thành hình tháp rồi đặt viên gạch lên tường đã trải sẵn lớp hồ, thao tác này đã gây ra những chỗ thiếu vữa, đôi khi tạo ra những cái lỗ thậm chí thông sang bên kia tường.

- Do không được đánh giá đúng tính quan trọng của việc chống thấm, nên không được tính đến trong thiết kế và hiển nhiên không có biện pháp thi công chống thấm ngay trước khi hoàn thiện công trình.

II. Ảnh hưởng của ẩm mốc đối với sức khỏe

Theo kết quả nghiên cứu khoa học, phần lớn các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi, nấm da...đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường ẩm ướt của chúng ta đặc biệt là những căn phòng ẩm ướt thiếu khô dáo.

Cho đến nay các nhà khoa học đã chỉ ra cho chúng ta hàng trăm loại vi nấm có trong những vết ẩm mốc đó. Các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy căn nguyên của bệnh viêm xoang là do một loài vi nấm gây ra. Vì vậy khi chúng ta ở trong môi trường nấm mốc, chúng ta có thể hít phải những loại vi nấm này, điều này đồng nghĩa với những nguy cơ bị dị tật đường hô hấp, ho hen..., rất cao, biểu hiện rõ nhất là trẻ em ở trong môi trường này rất hay bị sổ mũi, ho.Nếu ai trong các bạn đã từng tham gia xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh, mới thấy hết những yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế khắt khe như thế nào về việc xử lý chống thấm, chống ẩm này.